08/01/2021 - 3:06 PMNhung 689 Lượt xem

 

traditional

Dệt thổ cẩm – nét văn hóa của người M’nông

Có những bàn tay tài hoa, khéo léo đang âm thầm, cần mẫn bên khung cửi để tạo ra những sản phẩm đặc sắc và lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống của người M’nông. Nói đến ĐăkNông người ta sẽ liên tưởng ngay đến các lễ hội, không gian văn hóa cồng chiêng, sử thi. Và tất nhiên một nét văn hóa khiến các du khách đã từng một lần tới đây mãi không thể quên đó chính là nét đẹp rất riêng của vải thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nghề dệt thổ cẩm đã tồn tại từ lâu đời và mang lại khá nhiều lợi ích cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung cũng như người M’nông nói riêng.

Làng thổ cẩm ĐăkNia, thành phố Gia Nghĩa ĐăkNông được thành lập vào năm 2018 và có tổng cộng 10 thành viên là phụ nữ người M’nông.Trong đó, chị H’Bình là tổ trưởng của tổ hợp tác .Chị H’Bình cho biết “Tôi được sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống dệt thổ cẩm. Mẹ tôi là một nghệ nhân tâm huyết với 50 năm gắn bó với khung dệt. Nối nghiệp mẹ, với niềm đam mê thổ cẩm đã thấm nhuần từ bé, tôi quyết định thành lập tổ hợp tác thổ cẩm với mong muốn lưu giữ truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc mình.” Tổ hợp tác thổ cẩm ĐăkNia ban đầu chỉ bao gồm những thành viên không biết dệt nhưng lại vô cùng mong muốn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa truyền thống. Cũng chính vì điều này, chị H’Bình luôn không ngừng học hỏi và sáng tạo. Chị tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng nghệ nhân của tỉnh và trở thành một trong những nghệ nhân trẻ tuổi. Chị trở về và trở thành giáo viên truyền nghề dệt truyền thống cho các thành viên của tổ hợp tác. Hiên nay, tổ hợp tác ĐăkNia đã và đang có những sản phẩm thổ cẩm truyền thống như: áo, váy, chăn thổ cẩm.

Trong giai đoạn COVID19 vừa qua, tổ hợp tác thổ cẩm ĐăkNia cũng như những hợp tác xã khác trên khắp cả nước gặp khá nhiều khó khăn. Thông thường, những sản phẩm của tổ hợp tác sẽ được dệt khi có đơn đặt hàng. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn này tổ hợp tác không nhận được đơn hàng nào từ khách hàng. Việc đảm bảo công ăn việc làm cho các thành viên là không thể. Trong giai đoạn ấy, việc tổ hợp tác đã làm chỉ là ngưng hoạt động. Các thành viên của tổ hợp tác sẽ tự đi kiếm các công việc làm thêm ở ngoài để nuôi sống gia đình.Chị H’Bình chia sẻ “Trong giai đoạn này, mọi người lo sợ lây nhiễm virus còn không dám đi ra ngoài mua đồ ăn huống chi là tới để đặt đơn hàng thổ cẩm. Các chị em chỉ biết ai về nhà nấy, có việc gì thì làm thêm để tạo thu nhập cho gia đình thôi.” Cũng ngay sau khi kết thúc thời kỳ giãn cách xã hội do COVID19, Tổ chức Phát triển liên hợp quốc đã tiến hành dự án “Tăng cường khả năng thích ứng và phục hồi cho phụ nữ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi COVID19 trên địa bàn 2 tỉnh ĐăkNông và Băc Kạn”. Dự án được triển khai trực tiếp ở ĐăkNông bởi đơn vị là Công ty cổ phần TMT Consulting và ở Bắc Kạn bởi Công ty cổ phần Phát triển xanh GreenHTV. Chị H’Bình đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nâng cao năng lực kinh doanh và các buổi hội thảo nhằm gặp gỡ các chuyên gia để tháo gỡ những thắc mắc mà trước giờ chị không biết hỏi ai. Ngay sau khi tham gia các lớp tập huấn, chị H’Bình nhận ra việc cấp thiết lúc này là cần phải tạo lâp một bảng kế hoạch kinh doanh chi tiết, cần có những chiến lược để thích ứng và phục hồi nhanh với khó khăn, thách thức. Và chỉ trong ba ngày sau khi kết thúc các lớp tập huấn, chị H’Bình đã viết nên được một bản kế hoach kinh doanh cho tổ hợp tác của mình. Chị cười và chia sẻ “Lúc trước, tôi không hề biết bản kế hoạch kinh doanh là gì, chỉ dệt và bán một chiếc khăn tầm 500000 đồng. Nhưng bây giờ sau khi biết ghi chép một cách cụ thể thì tôi nhận ra rằng bán chiếc khăn giá như thế thì các thành viên của tổ hợp tác chỉ thu được tiền công chứ không có lợi nhuận gì”. Tổ hợp tác ngày ấy chỉ biết đóng cửa chờ đơn hàng, nay đã biết chụp hình các sản phẩm đăng lên trên các trang mạng xã hội nhằm quảng cáo cho sản phẩm và tăng thêm đơn hàng. Chị H’Bình cho biết thêm “Bình thường, tổ hợp tác chỉ chờ khách tới đặt hàng. Bây giờ, nhờ có Zalo và Facebook mà tôi tự tìm đến khách hàng và bán hàng ngày trên những trang ấy. Lần đầu bán được hai cái áo thổ cẩm qua Facebook, tôi cảm thấy vui lắm!”

Như thế, tổ hợp tác đã và đang tự hoàn thiền và phát triển đơn vị của mình từ việc lên kế hoạch sản xuất, tiếp cận khách hàng và cả việc bán hàng qua các kênh Marketing 0 đồng. Chị H’Bình vui vẻ chia sẻ “Được nhà nước và phía dự án quan tâm,chúng tôi thật sự thấy biết ơn và chúng tôi sẽ cố gắng áp dụng những điều mà các cán bộ truyền đạt để phát triển tổ hợp tác của mình ngày càng lớn mạnh.”

Câu chuyện thay đổinày là kết quả đáng ghi nhận trong khuôn khổ dự án “Tăng cường khả năng thích ứng và phục hồi cho phụ nữ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi Covid 19” tại tỉnh Bắc Kạn và ĐăkNông, Việt Nam do chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam hỗ trợ năm 2020.

 
Tin liên quan

Share: 


Xem thêm:
  • ,

  • Bình luận:

    Địa chỉ

    CÔNG TY CỔ PHẦN TMT CONSULTING

    20 Phù Đổng, Phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

    Email Nguyentam@tmt.org.vn
    Điện thoại 0935791978
    Kết nối


    Bản quyền thuộc về CÔNG TY CỔ PHẦN TMT
    Thiết kế bởi: Hpsoft.vn

    Hotline0935791978